Mục Lục Bài Viết
Toggle- 1 1. Chảy nước miếng trong khi ngủ có bình thường không?
- 2 2. Tại sao bạn lại chảy nước miếng trong khi ngủ
- 3 3. Những nguyên nhân gây chảy nước miếng khi ngủ
- 4 4. Làm thế nào để bạn ngừng chảy nước miếng khi ngủ
- 5 5. Kết luận
Bạn đã bao giờ thức dậy với một mảng ướt dính lên trên gối, nệm vào buổi sáng, Chảy nước miếng khi ngủ không phải là hiếm và cũng không phải là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe. Nhưng cũng khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và mất vệ sinh. Đôi khi, nó có thể xảy ra với nhiều lý do khác nhau, vậy chảy nước miếng trong khi ngủ: nguyên nhân do đâu và cách khắc phục. Cùng Tatana xem ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Chảy nước miếng trong khi ngủ có bình thường không?

Chảy nước miếng trong khi ngủ là điều bình thường. Nước bọt thường tiết ra nhiều hơn vào ban ngày và ít hơn vào ban đêm, nhưng việc tiết nước bọt vẫn tiếp tục diễn ra trong khi đang ngủ. Nhiệm vụ của nước bọt nhằm thực hiện giữ cho miệng và cổ họng luôn ấm, ẩm và thoải mái, giúp bạn nhai và nuốt, chống lại vi trùng trong miệng và ngăn ngừa hôi miệng. Việc điều tiết nước bọt này cần thiết để có sức khỏe tốt. Thế nên, tiết nước bọt liên tục trong khi ngủ làm cho bạn có thể bị chảy nước dãi.
Mặc dù chảy nước miếng khi ngủ là bình thường nhưng nó có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Ví dụ, chảy nhiều nước miếng có thể gây nứt nẻ môi, gây hôi miệng, mất nước, khi ngủ trên bàn học hay ngủ trưa tại Công ty khi phát hiện có thể khiến bạn thấy xấu hổ.
2. Tại sao bạn lại chảy nước miếng trong khi ngủ

Có thể trong khi ngủ quá trình tiết nước bọt quá nhiều, khó giữ được nước bọt trong miệng hoặc nuốt nên xảy ra tình trạng chảy nước miếng trong khi ngủ. Mặc dù chảy nước miếng trong khi ngủ là điều bình thường nhưng với một số nguyên nhân khác khiến bạn có thể chảy nước miếng nhiều hơn hoặc gặp tình trạng này trong nhiều ngày.
3. Những nguyên nhân gây chảy nước miếng khi ngủ

3.1 Nó có thể xảy ra bởi vì bạn đang thở bằng miệng
Nếu bạn có thói quen thở bằng miệng khi ngủ hoặc nếu bạn có đường mũi hẹp, thì khả năng nước dãi thoát ra khi môi bạn
3.2 Tư thế ngủ
Nằm nghiêng hoặc nằm sấp là 2 tư thế phổ biến nhất khiến bạn trong tình trạng chảy nước miếng trong khi ngủ. Ngay cả khi ban đêm ít tiết ra nước bọt nhưng với tư thế ngủ này nước bọt sẽ đọng lại trong miệng bạn và khả năng cao là sẽ chảy nước ra khỏi miệng từ phía trước hoặc bên miệng của bạn
3.3 Tình trạng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ khi bạn ngừng thở trong vài giây khi đang ngủ. Hơi thở không đều gây ra xu hướng kích thích sản xuất nước bọt nhiều hơn và thở bằng miệng dẫn đến việc chảy nước miếng trong khi ngủ.
Các triệu chứng khác của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm ngáy, cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày và đau họng hoặc khô miệng vào buổi sáng.
3.4 Trào ngược axit trong dạ dày
Tiết nước bọt không kiểm soát là do trào ngược axit trong dạ dày. Niêm mạc dạ dày bị kích thích do lượng axit sản sinh nhiều và có thể trào lên cả khoang miệng. Cơ thể của bạn cũng tăng tiết nước bọt để cố gắng loại bỏ sự kích thích trong thực quản của bạn, do đó làm tăng khả năng chảy nước dãi khi bạn ngủ. Ngoài ra, trào ngược axit có thể dẫn đến buồn nôn, khó nuốt và tăng tiết nước bọt.
4. Làm thế nào để bạn ngừng chảy nước miếng khi ngủ

Chảy nước miếng trong khi ngủ là điều hết sức bình thường, nếu bạn cảm thấy rằng tình trạng này xảy ra quá thường xuyên thì hãy thay đổi ngay lối sống lành mạnh và điều chỉnh giấc ngủ chất lượng cho bản thân đi kèm cùng các hoạt động thể thao rèn luyện sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ngay một số phương pháp đơn giản để giảm hẳn tình trạng chảy nước miếng trong khi ngủ
4.1 Thay đổi tư thế ngủ
Hành động đơn giản có thể làm để giảm bớt tình trạng chảy nước dãi là thay đổi tư thế ngủ. Nếu bạn đang có thói quen ngủ ngủ nghiêng hoặc nằm sấp, hãy thử chuyển sang tư thế nằm ngửa. Khi thay đổi qua tư thế ngủ nằm ngửa, bạn có thể kê một chiếc gối ôm gòn Tatana để dọc hai bên cơ thể để giúp bạn giữ nguyên tư thế trong khi ngủ
4.2 Sử dụng các sản phẩm chăn ga gối nệm sạch sẽ, êm ái và thoải mái.
Các phản ứng dị ứng, nhiễm trùng xoang và các vấn đề về xoang do nấm mốc, mạt bụi trong các vật dụng phòng ngủ như chăn, ga, gối, nệm không được vệ sịnh thường xuyên khiến bạn khó chịu dẫn đến nghẹt mũi, do đó gây khó thở, cũng như tăng tiết nước bọt để thải chất độc ra ngoài.

Thế nên, bạn cần vệ sinh chăn, ga, gối, nệm thường xuyên định kỳ 1 tuần 1 lần nhất là với các thời tiết nắng nóng dễ tích tụ nhiều mồ hôi, vi khuẩn. Ngoài ra, bạn có thể chọn nệm cao su thiên nhiên Tatana với nguyên liệu 100% từ cao su thiên nhiên tự kháng khuẩn và an toàn cho người sử dụng
Xem ngay: 5 Lý Do Nên Chọn Nệm Cao Su Cho Gia Đình
5. Kết luận
Thường xuyên thức dậy với chiếc gối ướt là điều bình thường nhưng trên thực tế đây là một dấu hiệu cần cơ thể cần thay đổi để tốt hơn. Nếu những thay đổi bạn đã thực hiện hoặc các lựa chọn điều trị bạn đã thử không hiệu quả, hãy tìm đến bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho bản thân nhé!
0 Comments for “Chảy nước miếng trong khi ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục”