fbpx

Thời gian hoạt động: 08:00 – 21:00

☎ Hotline:  0945 629 449
Nệm Tatana

Nệm Tatana

Tận Tâm Vì Giấc Ngủ

Tìm chúng tôi trên:

Sản phẩm bán chạy:

Lễ phục sinh là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa

Lễ Phục Sinh không chỉ là một ngày lễ quan trọng của người theo Thiên Chúa giáo mà còn là một biểu tượng của sự sống mới, hy vọng và niềm tin. Trên khắp thế giới, người dân đều tưởng nhớ và kỷ niệm ngày này với lòng thành kính và lòng tin vào sức mạnh của sự sống lại. Hãy cùng Tatana tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục Sinh qua bài viết dưới đây.

Lễ phục sinh là gì? Nguồn gốc và ý nghĩaLễ phục sinh là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa

1. Lễ Phục sinh là gì?

Lễ Phục Sinh hay có tên gọi trong tiếng anh là Easter là một ngày kỷ niệm sự sống lại của Chúa Giêsu sau khi Ngài bị đóng đinh và chết trên cây Thánh Giá. Ngày kỷ niệm này giao ước giữa con người và đấng tối cao. Đây là sự kiện trọng đại và có ý nghĩa tôn giáo sâu sắc đối với các tín đồ Thiên Chúa giáo trên toàn thế giới.

2. Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục sinh

Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục sinhNguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ 

2.1 Nguồn Gốc

Với những người theo đạo Thiên Chúa giáo, ngày lễ Phục sinh có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Lễ phục sinh vào ngày bao nhiêu? Ngày lễ Phục sinh thường được tổ chức vào một ngày chủ nhật bất ký vào khoảng cuối tháng 3 – đầu tháng 4.

Lễ Phục Sinh xuất phát từ bản tin về việc Chúa Giêsu Kitô sống lại sau khi Ngài bị đóng đinh và chết trên cây Thánh Giá, theo kinh thánh Cựu Ước và Tân Ước. 

Các sách trong Kinh Thánh mô tả rằng sau ba ngày sau khi Chúa Giêsu bị chôn cất, một nhóm phụ nữ đã đến mộ của Ngài và phát hiện ra rằng mộ đã bị mở ra và không có xác chết nào bên trong. Tin vui về sự sống lại của Chúa Giêsu đã lan truyền, gây ra sự ngạc nhiên và sự vui mừng trong cộng đồng tín đồ.

Xem thêm: Gối cao su dơn sóng Tatana nâng đỡ hỗ trợ giảm đau vai gáy hiệu quả

2.2 Ý Nghĩa

Lễ Phục Sinh đại diện cho sự sống mới, hy vọng và sự tái sinh tinh thần. Đó là thời điểm tín đồ tưởng nhớ và ăn mừng sự sống mới mẻ, cũng như tìm kiếm sự giải thoát và lòng từ bi của Chúa.

3. Các hoạt động thường làm trong ngày Lễ Phục sinh

Trong ngày Lễ Phục Sinh, có một số hoạt động thường được thực hiện để tưởng nhớ và ăn mừng sự kiện quan trọng này. Dưới đây là một số hoạt động phổ biến trong ngày lễ này:

Ăn chay, bố thí cho người nghèo

Hoạt động này diễn ra thường xuyên ở nhiều nơi trên thế giới. Những người theo đạo Công giáo trong ngày lễ Tro và thứ 6 tuần Thánh trước Lễ Phục sinh sẽ kiêng ăn thịt, kiêng đồ ăn ăn vặt hay thỏa mãn nhu cầu cần thiết khác. Tất cả các nguồn lực dư ra họ sẽ đem đi tặng cho những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Đi đàng thánh giá

Ngắm 12 bức hình mô tả từng giai đoạn của Ngài Giêsu từ khi bị bắt tới khi qua đời.

Rửa chân

Hoạt động này xem như là lời dặn của chúa Giêsu trước khi bị bắt rằng phải rửa chân cho nhau dù ở bất kỳ chức vụ nào. Hoạt động dựa trên một câu chuyện Kinh thánh, trước khi chúa Giêsu bị mất, ngài đã đi rửa chân cho từng môn đệ. Điều này thể hiện việc coi trọng người khác, tấm lòng nhân ái của Ngài

Diễn hoạt cảnh Chúa bị đóng đinh

Đây là hoạt động phổ biến nhất thường được chuẩn bị kỹ càng và diễn ra ở những khu vực tập trung đông người theo đạo Công giáo. Họ diễn những phân cảnh được dựa hoàn toàn trên câu chuyện của Chúa Giêsu sau khi bị bắt cho tới ngày Người chết.

Xếp hình lá lấy về từ lễ lá

Mọi người sẽ xếp lá nhận từ ngày lễ lá trước đó thành những hình dạng tùy ý dựa vào sự kéo tay mỗi người

4. Các biểu tượng của Lễ Phục sinh

Các biểu tượng của Lễ Phục sinh: Món JambonCác biểu tượng của lễ: Món Jambon

Món Jambon: Jambon là món ăn chưa bao giờ vắng mặt trên các bàn ăn vào ngày lễ Phục sinh. Đối với các tín đồ của Thiên chúa giáo thì thịt lợn được xem là món ăn của Chúa. Jambon được làm từ thịt lợn muối và thường được chế biến vào mùa trăng tròn đầu

Các biểu tượng của Lễ Phục sinh: Trứng Phục SinhCác biểu tượng của lễ : Trứng Phục Sinh

Trứng phục sinh: Trứng thường được coi là biểu tượng chính của Phục sinh. Chúng biểu thị sự tái sinh, sự sống mới và hy vọng. Trong nhiều nền văn hóa, trứng phục sinh được sơn và trang trí để làm đẹp và tôn vinh ngày lễ.

Các biểu tượng của Lễ Phục sinh: Thỏ Phục sinh Các biểu tượng của lễ: Thỏ Phục sinh

Thỏ Phục sinh: Thỏ thường được liên kết với Phục sinh vì chúng biểu thị sự sinh sản và sự sống mới. Thỏ cũng là biểu tượng của mùa xuân và sự phục hồi sau mùa đông lạnh giá.

Các biểu tượng của Lễ Phục sinh: Hoa Phục sinhCác biểu tượng của lễ : Hoa Phục sinh

Hoa: Hoa như hoa thủy tiên, uất kim cương, phong tín tử, cúc đồng, bồ công anh, mao cấn hoa tulip, hoa lan,… được sử dụng để trang trí trong ngày lễ Phục sinh. Chúng tượng trưng cho sự sống mới, sự tươi mới và sự phục sinh của thiên nhiên.

5. Các ngày quan trọng trong mùa Phục sinh

Palm Sunday (Chủ Nhật Lễ Lá): Bắt đầu cho Mùa Phục sinh là Chủ Nhật Lễ Lá, câu chuyện Chúa Giêsu tiến vào thành Jesuralem trước khi chịu khổ hình. Khi Chúa Giêsu tới đây, người dân ở đây đã dùng những cành cọ để vẫy chào. 

Holy Saturday (Thứ 7 tuần thánh): Holy Saturday là ngày Chúa Giêsu nằm trong mộ sau khi bị đóng đinh chữ thập. 

Easter Sunday (Chủ Nhật Phục sinh): Ngày này nhằm kỷ niệm sự sống lại của Chúa Giêsu, nên Easter Sunday là sự kiện vui theo lịch của người Kitô Giáo. 

Easter Monday (Thứ Hai Phục sinh): Easter Monday là ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ liên quan tới Lễ Phục sinh. Nhiều người tận dụng ngày này để tham dự các sự kiện hoặc tổ chức ăn uống trong gia đình.

Xem thêm: Mẫu nệm lò xo túi độc lập giá chỉ từ 2.250.000đ + quà tặng hấp dẫn

————————————

Tatana – Tận tâm vì giấc ngủ

Facebook: facebook.com/tatana.vn

Website: www.tatana.vn

Hotline: 091 107 9449

0 Comments for “Lễ phục sinh là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa”

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Xem thêm bài viết:

Xem thêm bài viết: