

Không chỉ ở Việt Nam mà cả Trung Quốc, Đài Loan hay Singapore, ngày 23 tháng Chạp đều có nghĩa là ngày cúng các vị thần Bếp và cũng là ngày Tết đầu tiên để chào đón năm mới.

Có quan niệm dân gian cho rằng cá chép vàng là loài cá tiên xưa sống trên Thiên đình, vì phạm lỗi nên phải xuống trần gian, mỗi dịp 23 tháng Chạp được ông Táo dùng để cưỡi về trời. Theo phong tục Việt Nam, ở miền Bắc nước ta các Táo sẽ lên chầu Trời bằng cá chép, trong khi ở miền Trung các Táo sẽ cưỡi ngựa giấy. Ở các nước Trung Quốc, Đài Loan,… cũng sử dụng ngựa giấy để đưa ông Táo về trời.

Trong quan niệm của người Việt, ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. 3 vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc mỗi người sẽ phụ trách trông coi một thứ trong gia đình, bảo vệ cho gia đình đó được ấm no, bình an và xua đuổi những thứ không tốt đẹp.

Đêm 30, người Việt thường quây quần bên gia đình, vừa trò chuyện vừa xem các chương trình Tết. Đặc biệt, người Trung còn có tục mở cửa bếp để đón thần Bếp trở về vì họ cho rằng thần sẽ về ăn Tết với gia đình cùng tất cả các vị thần khác.
0 Comments for “Bạn đã biết sự tích ông công ông táo chưa?”