Thời gian hoạt động: 08:00 – 21:00

☎ Hotline:  0945 629 449
Nệm Tatana

Nệm Tatana

Tận Tâm Vì Giấc Ngủ

Tìm chúng tôi trên:

Sản phẩm bán chạy:

Dấu hiệu của sỏi thận là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Sỏi thận là căn bệnh thường gặp ở người trưởng thành, có thể gây ra nhiều rủi ro và khó khăn nếu không được chăm sóc kịp thời. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ đâu là dấu hiệu của sỏi thận, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Xem ngay bài viết sau để phòng ngừa và điều chỉnh thói quen sống cho căn bệnh này nhé!

1. Sỏi thận là bị bệnh gì?

Dấu hiệu của sỏi thận là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Dấu hiệu của sỏi thận là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Sỏi thận là bệnh lý sỏi tiết niệu, bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, niệu quản, bàng quang,… hình thành những tinh thể dạng rắn. Tại vị trí nào đó trên đường niệu tinh thể hoặc viên sỏi bị vướng lại, tiếp tục lắng và kết tinh tạo thành những viên sỏi kích thước lớn hơn. Chúng có thể gây đau, buồn nôn, tiểu máu và gây sốt, rét. Đây là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm niệu đạo. 

2. Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận ở người trưởng thành

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận ở người trưởng thành

– Uống không đủ nước lượng nước trong một ngày: Cơ thể không được cung cấp đủ nước cho thận bài tiết, nước tiểu bị quá đặc, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại và gây bệnh sỏi thận.

– Mất ngủ kéo dài: Nhịn ăn sáng: Mô thận sẽ có khả năng tự tái tạo tổn thương khi cơ thể chìm vào giấc ngủ. Khi bạn bị mất ngủ kéo dài thì chức năng tái tạo sẽ không được thực hiện, càng để lâu thì nguy cơ dẫn tới sỏi thận càng tăng.

– Nhịn tiểu: Việc nhịn đi tiểu thường xuyên khiến các chất khoáng không được đào thải mà dẫn đến lắng đọng  . Khi lượng calci tụ lại đủ lớn sẽ gây hình thành sỏi trong thận.

– Chế độ ăn uống: Thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ, ăn đồ nướng đêm khuya nhiều, làm tăng thể tích tuần hoàn, các khoáng chất cần thận lọc qua nhiều hơn

– Nhịn ăn sáng: Dịch mật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt vào buổi sáng, có thể chúng ta cần bổ sung thêm nhiều năng lượng sau 1 đêm ngủ dài. Do vậy, nhịn ăn sáng sẽ khiến dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột dẫn tới sỏi thận. 

3. Triệu chứng và dấu hiệu bệnh sỏi thận

Một số dấu hiệu và triệu chứng khi mắc sỏi thận

Một số dấu hiệu và triệu chứng khi mắc sỏi thận

Khi sỏi thận nhỏ bạn không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng khi sỏi lớn hơn gây bể thận hoặc di chuyển xuống niệu đạo gây ra các cơn đau dữ dội và quặn thắt.

Cơn đau xuất hiện ở thắt lưng, dưới xương sườn, đau lan về phía trước hướng về rốn và hố chậu. Cơn đau niệu quản sẽ xuất hiện từ hố thắt lưng lan dọc xuống dưới theo đường niệu quản, đến hố chậu bộ phận sinh dục, mặt trong của đùi. Bên cạnh đó, bạn có thể gặp các triệu chứng khác của sỏi thận như:

– Đau hoặc buốt rát khi đi tiểu. 

– Nước tiểu có mùi hôi 

– Tiểu ra máu, màu nước tiểu có màu phớt đỏ, hồng hoặc nâu là triệu chứng thường gặp ở những người bị sỏi đường tiết niệu

– Nước tiểu bỏ nhiều bọt lâu tan

– Mỗi lần đi tiểu chỉ được một lượng nhỏ

– Buồn nôn và nôn mửa

– Sốt và cảm thấy ớn lạnh

– Đi vệ sinh thường xuyên hơn bình thường

4. Phòng ngừa bệnh sỏi thận

Các cách phòng ngừa bệnh sỏi thận

Các cách phòng ngừa bệnh sỏi thận

Khả năng bệnh sỏi thận tái lại ở người đã từng điều trị khá cao, có đến 50 trong số 100 người sau khi điều trị sỏi thận 5-7 năm sẽ bị sỏi thận một lần nữa. Vì vậy hiểu rõ và thực hiện đúng các cách phòng ngừa bệnh là rất quan trọng.

  • Kết hợp giữa việc ăn uống và chế sinh hoạt lối sống hằng ngày 
  • Ăn nhiều các loại trái cây và rau xanh để làm giảm nồng độ axit trong nước tiểu
  • Uống đủ nước: Điều này giúp duy trì lượng nước trong cơ thể, uống nước từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước giảm nguy cơ tạo sỏi thận bởi nước giúp phân hủy chất bảo quản trong nước tiểu.
  • Bổ sung các loại thức ăn protein vừa đủ: Thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt heo, thịt gà, cá có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị sỏi thận
  • Hạn chế tiêu thụ natri và oxalate: Một số thực phẩm giàu oxalate như cà chua, cà rốt, dưa chuột, chocolate, đậu phụ và đậu nành nên được hạn chế.
  • Giảm lượng muối trong thức ngày hằng ngày: Quá nhiều muối trong nước tiểu sẽ khiến canxi không được tái hấp thụ từ nước tiểu vào máu làm canxi trong nước tiểu cao hơn dẫn đến sỏi thận
  • Giảm tiêu thụ đồ uống có ga và cồn: Đồ uống có ga, cồn có thể tăng nguy cơ sỏi thận.
  • Theo dõi y tế định kỳ: Nên thực hiện các xét nghiệm y tế định kỳ để kiểm tra chức năng thận và nước tiểu.
  • Tăng cường vận động: Luyện tập thể dục đều đặn để duy trì cân nặng và sức khỏe tổng thể.

5. Kết luận

Để tránh bị sỏi thận, việc duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát chế độ ăn uống, và duy trì cân nặng là rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến sỏi thận, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn nên tuân thủ theo chỉ đạo của chuyên gia y tế để có một lối sống lành mạnh và giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề liên quan đến sỏi thận nhé!

————————————

Tatana – Tận tâm vì giấc ngủ

Facebook: facebook.com/tatana.vn

Website: www.tatana.vn

Hotline: 094 562 9449

0 Comments for “Dấu hiệu của sỏi thận là gì? Nguyên nhân và cách điều trị”

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Xem thêm bài viết:

Xem thêm bài viết: