Thời gian hoạt động: 08:00 – 21:00

☎ Hotline:  0945 629 449
Picture of Nệm Tatana

Nệm Tatana

Tận Tâm Vì Giấc Ngủ

Tìm chúng tôi trên:

Sản phẩm bán chạy:

Vì Sao Bạn Bị Mất Ngủ? Nguyên Nhân Và Giải Pháp

1. Mất ngủ là gì?

Mất ngủ (hay tiếng anh còn gọi là Insomnia) là một bệnh rối loạn giấc ngủ, bệnh này xảy ra với bất kì ai, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Theo thống kê chuyên khoa thần kinh cho thấy, có khoảng 25% là người từ 18 – 30 tuổi gặp phải tình trạng này. 

Vì Sao Bạn Bị Mất Ngủ? Nguyên Nhân Và Giải Pháp
Có khoảng 25% là người từ 18 – 30 tuổi gặp phải tình trạng mất ngủ

Người bị mất ngủ thường có giấc ngủ kém về số lượng (ngủ không đủ giấc) và cả về chất lượng giấc ngủ (ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, hay mơ, gặp ác mộng, tỉnh dậy nhiều lần trong đêm,…). Điều này khiến sáng hôm sau chúng ta bị rơi vào trạng thái mệt lừ người, trí nhớ giảm, không tập trung dẫn đến hiệu suất công việc, học tập giảm. 

Nhiều người cho rằng, chỉ cần giấc ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng là một giấc ngủ chất lượng. Thật ra, chất lượng giấc ngủ còn phụ thuộc vào việc khi ngủ, bạn có ngủ liền mạch, sâu giấc, sáng dậy có khỏe khoắn, tinh thần thoải mái hay không. Nếu sau khi ngủ dậy, bạn cảm thấy cơ thể khỏe khoắn, tinh thần tỉnh táo, thì nghĩa là bạn đã có một giấc ngủ đủ “chất”. Còn nếu sau khi ngủ 8 tiếng, khi thức dậy bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi thì chất lượng giấc ngủ của bạn đang không được đảm bảo.

1.1 Dấu hiệu của bệnh mất ngủ

Bệnh mất ngủ có thể được biểu hiện thông qua những chi tiết chúng ta thấy được bên ngoài như sau

  • Trằn trọc, khó ngủ, nằm mãi vẫn không thể đi vào giấc ngủ
  • Thức khuya không buồn ngủ
  • Khi ngủ cảm thấy chập chờn, giấc ngủ không sâu
  • Hay bị thức giấc nửa đêm, khó ngủ lại
  • Thức dậy sớm nhưng không ngủ lại được 
  • Đi vệ sinh nhiều lần trong đêm
Vì Sao Bạn Bị Mất Ngủ? Nguyên Nhân Và Giải Pháp
Đi vệ sinh nhiều lần trong đêm cũng là biểu hiện của bệnh mất ngủ

Nhìn chung, mất ngủ dẫn đến nhiều vấn đề trong cuộc sống. Lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ trong ngày, nhưng tối lại không ngủ được. Suy nghĩ không nhanh, phán đoán chậm, khó tập trung. Ngoài ra, mất ngủ khiến suy giảm trí nhớ, dễ cáu gắt vì những điều nhỏ nhặt.

1.2 Các dạng của bệnh mất ngủ

Mất ngủ thường được chia làm 2 dạng thường gặp: Mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính.

Mất ngủ cấp tính (mất ngủ tạm thời). Đây là tình trạng mất ngủ một vài đêm hoặc một vài tuần. Nguyên nhân có thể do những yếu tố trong cuộc sống. Chẳng hạn như công việc, chuyện tình cảm,… Lối sống sinh hoạt chưa khoa học. Ví dụ như ngủ trưa nhiều sẽ khiến khó ngủ vào ban đêm. Hoặc bạn dùng các chất kích thích trước khi ngủ như: Cà phê, trà,… Ngủ không ngon cũng có thể do không gian ngủ không thoải mái, những yếu tố tác động đến không gian phòng ngủ được kể đến như: Ánh sáng, tiếng ồn, nệm và chăn drap cũ,… Bạn nên cải thiện tình trạng này càng sớm càng tốt, nếu không sẽ gây ra mất ngủ mãn tính.

Mất ngủ mãn tính (mất ngủ lâu dài). Đây là tình trạng mất ngủ kéo dài trên 1 tháng. Nguyên nhân chủ yếu do tác nhân bên trong như stress kéo dài, lo âu, bệnh lý (xương khớp, dạ dày,…). Người bị mất ngủ mãn tính chỉ ngủ được 3 – 4 tiếng/ngày. Bên cạnh đó, họ phải mất hơn 1 tiếng mới có thể “dỗ” vào giấc ngủ. Khi ngủ thường chập chờn, không sâu giấc, hay bị thức giấc giữa đêm khó ngủ lại được. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như tim mạch, suy giảm trí tuệ, thậm chí là đột quỵ.

Vì Sao Bạn Bị Mất Ngủ? Nguyên Nhân Và Giải Pháp
Mất ngủ mãn tính do stress, lo âu, bệnh lý

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ

Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Những nguyên nhân khách quan được kể đến như:

Yếu tố ngoại cảnh 

  • Môi trường xung quanh: Tiếng ồn, ánh sáng, phòng ngủ bị bí hơi, hầm khiến bạn khó ngủ.
  • Mất ngủ do người ngủ cùng ngáy, nghiến răng,… 
  • Dùng chất kích thích trước khi ngủ: Trà, cà phê, thuốc lá, các loại thuốc giảm đau,..
  • Thay đổi lịch làm việc
  • Các lo âu, trầm cảm, stress,…
Vì Sao Bạn Bị Mất Ngủ? Nguyên Nhân Và Giải Pháp
Mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau

Môi trường: Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ mà chúng ta hay gặp nhất, đó chính là không gian ngủ. Tiếng ồn và ánh sáng (Đối với những ai không chịu được tiếng ồn và ánh sáng) là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ. Tiếng động trong lúc ngủ khiến huyết áp tăng. Ngoài ra cơ thể cũng có những phản ứng như xoay người, trở mình, co chân duỗi tay dẫn đến cơ thể dễ bị chuột rút.

Phòng ngủ: Phòng ngủ không thoải mái cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ. Phòng ngủ có không khí quá ẩm hoặc nhiệt độ quá cao cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Khi không khí trong phòng quá bí bách và ngột ngạt sẽ khiến bạn bị ngộp khiến bạn ngủ không ngon.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Ăn uống không hợp lý cũng sẽ gây ra tình trạng mất ngủ. Trước khi ngủ bạn cũng không nên để bụng quá no hoặc quá đói. Ngoài ra, chế độ sinh hoạt không khoa học như lạm dụng thiết bị điện tử, tập thể dục muộn,… cũng khiến bạn rơi vào tình trạng mất ngủ.

>> Tìm hiểuÁnh sáng xanh là gì? Ảnh hưởng thế nào với giấc ngủ?

Áp lực cuộc sống: Do xã hội ngày càng phát triển và có nhiều mối quan hệ. Thế nên những stress về công việc, về tình cảm cũng khiến bạn suy nghĩ dẫn đến căng thẳng và mất cân bằng về tâm lý. Nếu stress kéo dài sẽ khiến bạn mất ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Ngoài ra, những nguyên nhân chủ quan khiến bạn mất ngủ được kể đến như yếu tố bệnh lý, yếu tố sinh lý

Yếu tố bệnh lý: Như mất ngủ không rõ nguyên nhân. Việc không tìm ra nguyên nhân rất khó trong việc giải quyết tận gốc tình trạng mất ngủ. Ngoài ra các bệnh lý về sức khỏe cũng khiến bạn mất ngủ, chẳng hạn vấn đề về tim mạch, huyết áp, tiêu hóa,… Các bệnh về xương khớp, nhức mỏi cơ thể kéo dài cũng là nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ.

Yếu tố sinh lý: Những thay đổi hormone trong cơ thể dẫn đến tâm sinh lý bị thay đổi cũng khiến bạn bị mất ngủ. Đối tượng bị mất ngủ là người già, phụ nữ mãn kinh, phụ nữ mang thai,… Đặc biệt ở người lớn tuổi, các chức năng cơ quan nội tạng bị suy giảm, hoạt động kém nên nhu cầu về giấc ngủ ít.

3. Tác hại của bệnh mất ngủ

Mất ngủ gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng. Chỉ qua vài đêm mất ngủ, bạn sẽ thấy sức khỏe sa sút, suy nghĩ tiêu cực, tâm trạng cáu gắt, tinh thần không tập trung, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Không những thế, mất ngủ lâu dài sẽ gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng như:

Rối loạn tâm lý và cảm xúc: Mất ngủ lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, dễ sinh ra cáu gắt. Bạn sẽ hay bị suy nghĩ tiêu cực, hay lo âu, giao tiếp kém.

Bệnh béo phì: Khi bị thiếu ngủ làm thay đổi hoạt động của não bộ, khiến bạn lúc nào cũng bị thèm ăn vào ban đêm, đặc biệt là thực phẩm nhiều chất béo

Các vấn đề về da: Khi bạn ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ tăng tiết hormone cortisol làm phá vỡ cấu trúc collagen khiến làn da bị sạm, thiếu sức sống. Bên cạnh đó, làn da bạn sẽ bị nổi mụn, dị ứng, ảnh hưởng đến nhan sắc của bạn.

Hệ tim mạch bị ảnh hưởng: Thường xuyên khó ngủ và mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khiến hệ thần kinh căng thẳng, tạo áp lực lên tim mạch, tăng huyết áp. Theo nghiên cứu, có đến 48% nguy cơ tử vong do tim và các bệnh mạch vành.

Suy giảm sinh lý: Thiếu ngủ làm giảm nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới. Testosterone thấp khiến đấng mày râu sụt giảm các nhu cầu ham muốn, gây nên tình trạng xuất tinh sớm,…

Nguy cơ mắc bệnh ung thư: Ngủ ít, thiếu ngủ dễ gây ra nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư đại tràng.

Vì Sao Bạn Bị Mất Ngủ? Nguyên Nhân Và Giải Pháp
Mất ngủ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng

4. Làm sao để chữa bệnh mất ngủ

Để cải thiện tình trạng mất ngủ, bạn nên áp dụng những biện pháp khác nhau.

4.1 Vệ sinh giấc ngủ

Nghĩa là bạn phải xây dựng thói quen, môi trường, hành vi để giấc ngủ đạt được chất lượng tốt hơn. 

  • Tạo lịch ngủ khoa học bằng cách để bản thân đi ngủ vào một khung giờ nhất định. Ví dụ vào lúc 22h, hãy để bản thân rời bỏ khỏi điện thoại và leo lên giường. Bạn có thể đọc sách để dễ ngủ hơn. Nên đặt báo thức vào lúc 5 – 6 giờ sáng là tốt nhất. Vào sáng hôm sau, khi báo thức reo, bạn nên rời khỏi giường, tuyệt đối không được tắt báo thức và ngủ tiếp. Việc ngủ thêm 5 – 10 phút không những không giúp bạn tỉnh táo mà còn khiến bạn mệt hơn, thói quen tạo lịch ngủ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Không gian phòng ngủ cần được đảm bảo mát mẻ, sạch sẽ, không có ánh sáng và yên tĩnh nhất có thể. Trước khi ngủ 2 tiếng, bạn nên giảm ánh sáng trong phòng ngủ bằng cách bật đèn ngủ thay vì đèn trần.
  • Tránh xa thực phẩm có thể gây ra tình trạng mất ngủ, chẳng hạn như trà, cà phê,… Ngoài ra, tránh ăn quá no hoặc thực phẩm khó tiêu trong 3 – 4 tiếng trước khi ngủ.
  • Trường hợp khi nằm trên giường vẫn cảm thấy khó ngủ, bạn nên đi ra khỏi giường để làm cái gì đó, vì dụ như đọc sách, đến nơi khác ngủ,… Tuyệt đối không được sử dụng tivi, điện thoại,… vì sẽ khiến bạn khó rơi vào giấc ngủ hơn.

 >> Tìm hiểu Nên nằm gối ngủ cao hay thấp?
 

4.2 Ngồi thiền

 
Phương pháp ngồi thiền (ngủ thiền), với phương pháp này không có sự can thiệp của bất cứ thuốc hay châm cứu nào. Với nguyên lý đưa bạn về trạng thái cân bằng trong việc giải tỏa căng thẳng, giúp bạn xua tan mệt mỏi để bạn dễ ngủ hơn.
 

4.3 Sử dụng thực phẩm giúp dễ ngủ, ngủ ngon


Ngoài việc áp dụng những phương pháp điều trị bệnh thiếu ngủ, bạn nên kết hợp chế độ ăn uống, ngủ nghỉ sao cho phù hợp để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Những thực phẩm giúp ngủ ngon như hạt sen, hạt đậu nành, đậu xanh, hoa thiên lý, súp lơ,…
 
>> Tìm hiểu 5 loại thực phẩm chữa bệnh mất ngủ
 

Vì Sao Bạn Bị Mất Ngủ? Nguyên Nhân Và Giải Pháp
Kết hợp chế độ ăn uống, ngủ nghỉ sao cho phù hợp để cải thiện chất lượng giấc ngủ


4.4 Trang bị không gian phòng ngủ thoải mái

 
Ngoài ra, việc trang bị cho mình những phụ kiện phòng ngủ cũng rất quan trọng để giúp bạn ngủ ngon hơn. Một chiếc nệm êm cùng bộ chăn drap mềm mại sẽ kích thích để não bộ chìm vào giấc ngủ. Việc nằm gối quá cao hoặc quá thấp cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và vùng cổ của bạn.
 
Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn tìm ra được nguyên nhân cũng như giải pháp để cải thiện tình trạng này. Bạn có thể truy cập vào Website: tatana.vn  hoặc Facebook: Tatana – Nệm Drap Gối Cao Cấp​ để tìm mua những sản phẩm chăn drap gối nệm cao cấp để giúp cải thiện tình trạng mất ngủ nhé.
 

0 Comments for “Vì Sao Bạn Bị Mất Ngủ? Nguyên Nhân Và Giải Pháp”

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Xem thêm bài viết:

Xem thêm bài viết: